Ngăn chặn vi phạm trong phòng, chống cháy nổ

Hiện nay tình trạng vi phạm quy định về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán, quản lý chất cháy và vi phạm về công tác phòng cháy, chữa cháy xảy ra nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiều công trình đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu hoặc thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy; tự ý thay đổi công năng, tính chất sử dụng so với thiết kế được duyệt, dẫn đến khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Mặc dù các hành vi vi phạm trên đã được cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động nhưng vẫn có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp.

Theo luật đã nêu trong Bộ luật Hình sự về sản xuất, tàng trữ, vẫn chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy; vi phạm quy định về quản lý chất cháy; vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, để đảm bảo chức năng của Nhà nước cũng như là xử lý nghiêm đối với các việc vi phạm, tái diễn vi phạm trong đầu tư xây dựng như chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động, nếu bất ngờ xảy ra sự cố sẽ gây hại rất nhiều về tài sản, tính mạng của người dân. Nếu dự thảo được ban hành tạo điều kiện tháo gỡ rất nhiều trong vấn đề xử lý vi phạm.

Theo Báo cáo của Bộ Công an thì toàn quốc có 5.348 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động, sử dụng; trong đó 3.344 công trình chưa được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy; 2.054 công trình đã được thẩm duyệt nhưng chưa nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Hiện nay, việc xử lý vi phạm khi xảy ra cháy nổ đã có chế tài. Ngoài ra, những vụ việc chưa xảy ra cháy, nổ gây ảnh hưởng đến tài sản, con người mà kịp thời ngăn chặn nếu không xử lý sẽ dẫn đến việc tái phạm rất nhiều, đây là một tình trạng phổ biến vi phạm phòng cháy, chữa cháy. Những quy định trong nghị quyết về Điều 311, Điều 312 và Điều 313 của Bộ luật Hình sự đưa ra nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm phòng, chống cháy, nổ.

Trong bản dự thảo có 8 điều lấy ý kiến của các đại biểu nhằm áp dụng đúng và thống nhất một số quy định tại các điều 311, 312 và 313 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14.

Nhiều ý kiến của các đại biểu đồng tình với nghị quyết trong các điều 311, 312 và 313 của Bộ luật Hình sự về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán, quản lý chất cháy và vi phạm về công tác phòng cháy, chữa cháy xảy ra nghiêm trọng. Đặc biệt nhiều công trình đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu hoặc thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy.

Nguồn: canhsatpccc.gov.vn

Tin tức Cùng chuyên mục

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC
THÔNG TƯ 06/2022/TT-BXD VỀ QUY CHUẨN QUỐC GIA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương: Đã xác định 12 người chết, 40 người đang cấp cứu
Loading